Sản xuất Tvc quảng cáo chuyên nghiệp

Sản xuất Tvc quảng cáo chuyên nghiệp

Sản xuất Tvc quảng cáo chuyên nghiệp

17:03 - 10/08/2024

Lợi ích khi Sản Xuất TVC quảng cáo Sản Xuất Viral Quảng Cáo
KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU Phim quảng cáo TVC 30s truyền tải thông điệp của mình đến khán giả nhanh nhất và uy tín nhất
KÍCH THÍCH MUA HÀNG Hầu hết các TVC đều đặt mục tiêu kêu gọi người tiêu dùng mua hàng và doanh số tăng vọt
YÊU THÍCH THƯƠNG HIỆU Khi khán giả xem nhiều lần trên truyền hình khách hàng sẽ có cảm thấy sản phẩm uy tín và yêu thích thương hiệu
GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG TVC quảng cáo liên tục phát sóng sẽ giữ chân khách hàng chỉ quan tâm đển sản phẩm của nhãn hàng đó

Quy trình sản xuất TVC quảng cáo

 1 Dalas Media yêu cầu từ khách hàng (Client)

- Đầu tiên, bộ phận dịch vụ khách hàng (account) của Dalas sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp thông tin, yêu cầu cho bên Dalas để làm thành bản tóm tắt từ phía khách hàng (client brief). Bản tóm tắt khách hàng sẽ nghiên cứu việc lập kế hoạch và các chiến dịch quảng cáo. Khách hàng sẽ giải thích rõ họ muốn kết quả của chiến dịch là gì, thị trường mục tiêu của họ là ai, hạn chót là khi nào, khi nào thì chiến dịch được phát đi hoặc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Dalas sẽ đưa ra các ý kiến hỗ trợ như xem xét các yêu cầu từ phía khách hàng, giải thích việc sử dụng ngân sách cho quảng cáo, những gì mà khách hàng có thể kỳ vọng từ sản phẩm quảng cáo sau cùng, đưa ra bản giải trình các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, họ đóng góp gì trong quá trình đó.
2. Những yêu cầu cơ bản của khách hàng được Khách Hàng chuyển xuống bộ phận xây dựng ý tưởng

- Tiếp theo là bản creative brief sẽ được soạn ra. Bản creative brief sẽ cung cấp cho bộ phận sáng tạo những thông tin căn bản, các yêu cầu cụ thể về mục tiêu phải đạt được sau quá trình sáng tạo. Bản creative sẽ phải chỉ ra được mục đích của quảng cáo này là gì, ai là người mà mẫu quảng cáo này nhắm tới, những yếu tố bắt buộc nào cần thể hiện trong quảng cáo (logo, màu sắc, hình ảnh sản phẩm,…), ai là người đại diện cho khách hàng chịu trách nhiệm duyệt mẫu quảng cáo,…
3. Dalas (Agency) xây dựng và phát triển ý tưởng, sau đó gửi ý tưởng đến khách hàng​

Từ bản creative brief, giám đốc chiến lược truyền thông, giám đốc dịch vụ khách hàng và giám đốc sáng tạo tiến hành các cuộc thảo luận để định hướng sáng tạo. Sau đó, những người khác trong đội sáng tạo là copywriter, thiết kế, hoa sĩ thể hiện … cùng suy nghĩ về ý tưởng chủ đạo, rồi phát triển ý tưởng chủ đạo (concept) được chọn thành những ý tưởng cụ thể hơn (idea) qua những buổi huy động trí tuệ tập thể brainstorm. Yêu cầu tối quan trọng là bám sát những thông tin từ bản creative brief để sáng tạo đúng hướng.
- Ý tưởng chủ đạo (Concept): là ý tưởng nền chung nhất cho quảng cáo, chỉ dài khoảng một vài từ, không qua vài câu. Một ý tưởng chủ đạo tốt có thể kích hoạt tư duy hình ảnh để tạo nên những ý tưởng cụ thể hơn. Do đó, một ý tưởng chủ đạo có thể phát triển ra rất nhiều kịch bản khác nhau.
- Ý tưởng (Idea): dựa trên tinh thần chung mà ý tưởng chủ đề đã xác định, các ý tưởng cụ thể hơn về những câu chuyện , câu nói …
- Copywiter tiếp tục viết kịch bản văn học, tìm nhạc và các minh họa khác trong khi giám đốc nghệ thuật vẽ phác thảo ý tưởng. Từ những nguyên liệu: kịch bản văn học (thể hiện chi tiết bằng lời các cảnh sẽ xuất hiện hiện trong TVC theo diễn tiến câu chuyện), bản vẽ phác bằng tay các hình ảnh của nhân vật chính, đội sáng tạo cho ra đời storyboard (là kịch bản dưới dạng hình ảnh miêu tả các cảnh quay cơ bản và các phần âm thanh tương ứng. Kịch bản hình ảnh này sẽ giúp khách hàng có những hình dung sơ lược về TVC. Nó đóng vai trò là điểm trung gian giữa ý tưởng ban đầu và phim hoàn thiện). Xây dựng kịch bản hình ảnh rất cần thiết vì kịch bản hình ảnh thống nhất hình dung của tất cả những ai tham gia thực hiện TVC về cách mà ý tưởng sẽ được hiện thực hóa. Trước một kịch bản văn học, mỗi người lại có một tưởng tượng của riêng mình. Hơn nữa, nhờ kịch bản hình ảnh, khách hàng dễ dàng phát hiện những điểm họ chưa ưng ý. Họ có thể đưa ra những yêu cầu chỉnh sửa trước quá trình quay phim để đảm bảo những minh họa trong quảng cáo là phù hợp với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm…
4. Khách hàng lựa chọn và đồng ý triển khai sản xuất

- Từ những ý tưởng trên khách hàng lựa chon cho mình giải pháp thuận tiện nhất, phù hợp với nhu cầu quảng bá của mình.

  

  1. Dalas (Nhóm Agency) xây dựng kịch bản sơ bộ bằng hình (Storyboard) dựa trên ý tưởng, sau đó gửi cho Nhóm sản xuất 

- Xây dựng kịch bản hình ảnh rất cần thiết vì kịch bản hình ảnh thống nhất hình dung của tất cả những ai tham gia thực hiện TVC về cách mà ý tưởng sẽ được hiện thực hóa. Trước một kịch bản văn học, mỗi người lại có một tưởng tượng của riêng mình. Hơn nữa, nhờ kịch bản hình ảnh, khách hàng dễ dàng phát hiện những điểm họ chưa ưng ý. Họ có thể đưa ra những yêu cầu chỉnh sửa trước quá trình quay phim để đảm bảo những minh họa trong quảng cáo là phù hợp với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm…
Storyboard là một kịch bản đồ họa: như một loạt các hình minh họa, hình ảnh hiển thị theo thứ tự để giúp việc hình dung hình ảnh chuyển động, hình ảnh động, chuyển động đồ họa hay truyền thông tương tác, bao gồm cả tương tác website sẽ như thế nào.
6. Cast diễn viên

- Nếu tất cả xong xuôi, storyboard sẽ được gửi đến Nhóm Sản Xuất TVC, và bắt đầu công tác tuyển chọn diễn viên hay còn gọi là catsing.
7. Giai đoạn sản xuất tiền kỳ: thực hiện việc quay các cảnh phim trong TVC quảng cáo.

- Từ storyboard mà bên agency gửi xuống, trước khi quay, bên production house phải xây dựng kịch bản quay (shooting board).
Đây cũng là giai đoạn tuyển chọn diễn viên, lựa chọn âm nhạc, chuẩn bị trường quay, đồ dùng cần thiết cho sân khấu. Nhà sản xuất sẽ phải xem lại từng tuần để chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái khi biết họ đi đúng hướng.
Bộ phận hậu cần phải có bảng thông tin cần thiết bao gồm địa điểm ghi hình, hướng đi, thời gian, địa chỉ liên hệ của tất cả những người liên quan đến buổi ghi hình. Trước khi tiến hành quay cần phải thuyết trình lần cuối để nhận được sự đồng ý của khách hàng, ôn lại các bước, các chi tiết của sản xuất với khách hàng để chắc chắn khách hàng hiểu cặn kẽ mọi thứ sẽ diễn
8. Giai đoạn sản xuất hậu kỳ: Chỉnh sửa, cắt bỏ các cảnh quay dư thừa, thêm các hiệu ứng...
- Đây là giai đoạn chỉnh sửa phim, thêm hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, biên tập, sửa chữa,… cũng như kiểm tra lại thật kĩ để sửa lỗi (nếu có).
Từ quy trình phức tạp trên, có thể nhận định, đằng sau một TVC chỉ 15s, 20s hoặc 30s trên truyền hình là cả một quy trình với nhiều bước, nhiều giai đoạn cụ thể, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và sự chuyên môn hóa cao, đồng thời phải có cả một ê kíp lành nghề và không ngừng sáng tạo với trang thiết bị đầy đủ và hiện đại.
Bởi vậy mà làm ra được một TVC chất lượng là cả chặng đường gian nan và giá thành để sản xuất một TVC cũng không hề rẻ.
9. Bộ Phận Production bàn giao bản Final cho Bộ Phận Agency, để Agency và Client thống nhất.

  1. Duyệt và lên sóng: Sau khi hoàn thiện giai đoạn hậu kỳ, TVC trước khi hoàn tất cho ra thành phẩm sẽ được đưa cho khách hàng xem trước và sẽ được chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường, một đoạn TVC được chiếu trên tivi hay trên internet khoảng 30 giây lại là công sức của cả một ekip thực hiện đôi khi mất đến cả tháng trời để tìm kiếm một ý tưởng tuyệt vời . Hiểu được qui trình làm việc để sản xuất một TVC không chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh mà còn là sự thấu hiểu trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.Hãy nắm rõ những yêu cầu cơ bản để làm được một TVC ý nghĩa.